Mục lục
Các lối chơi trong Tennis (Phần 2)
Cùng như các bộ môn thể thao khác, Tennis đã thay đổi rất nhiều so với những năm trước. Xu hướng chơi tennis đã và đang thay đổi trong tương lai.
Khởi đầu của Tennis là vào đầu thập niên 1970, khi mà mặt sân cỏ chính là ưu thế. 3 trong 4 giải Grand Slam (trừ Roland Garros) sử dụng mặt sân cỏ. Tuy nhiên, mặt sân bị cày xới liên tục sau mỗi trận đấu, dẫn đến việc các cú nảy bóng rất tệ. Các tay vợt đã khắc phục điều này bằng cách chọn lối chơi giao bóng rồi lên lưới bắt volley bóng sống. Tránh những cú bóng tệ bằng cách tránh tất cả các cú nảy bóng.
Giai đoạn này, có 2 kiểu cầm vợt chính:
- Kiểu Úc: Người Úc thích triết lý “một kiểu cầm vợt thích hợp cho mọi cú đánh”. Nếu bạn phải chọn một kiểu cầm vợt cho mọi cú đánh, chắc chắn bạn sẽ chọn kiểu cầm Continental (số 2). Kiểu cầm này được bạn sử dụng để giao bóng và volley, cũng tốt cho các cú backhand một hoặc hai tay. Điểm yếu duy nhất của kiểu cầm này là forehand.Kiểu cầm này được bạn sử dụng để giao bóng và volley, cũng tốt cho các cú backhand một hoặc hai tay. Điểm yếu duy nhất của kiểu cầm này là forehand. Không ngạc nhiên lắm khi thấy các tay vợt Úc không có các cú forehand ổn định.Với kiểu cầm này, giao bóng và volley là quá ổn rồi. Thế còn các cú đánh trung gian trước khi tiếp cận lưới? Người Úc dùng các cú cắt bóng. Cầm kiểu này rất khó tạo ra các cú passing shot (cú đánh ngang người đối thủ khi đối thủ đã rời vạch cuối sân để lên tấn công) uy lực bằng forehand vì bóng dễ ra ngoài. Thay vì chơi các cú passing shot, họ dùng các cú lốp bóng qua đầu. Và cũng vì quen chơi các cú lốp nên khả năng smash của họ rất khá.
- Kiểu Mỹ: Người Mỹ có 3 kiểu cầm vợt : Eastern forehand (số 3) cho cú forehand, Continental cho giao bóng và volley, Eastern backhand (số 1) cho backhand. Người Mỹ cũng thích chơi giao bóng lên lưới.
Ngày đó, các cú đánh topspin được xem như là mới lạ. Dù sân cỏ thống trị cuộc chơi nhưng sân đất nện vẫn dùng ở nhiều nước châu Âu và Nam Mỹ nên vẫn có nhiều chuyên gia sân đất nện và họ đều biết chơi topspin. Huyền thoại Rod Laver áp dụng topspin vào lối chơi của ông trên các loại mặt sân trước thập kỷ 1970, điều đó giải thích tại sao ông rất thành công vào cuối thập kỷ 1960. Giữa thập niên 1970, các mặt sân cỏ thu hẹp dần và thay thế bằng sân cứng, Bjorn Borg rồi Ivan Lendl đi thêm các bước nữa phát triển các cú đánh topspin để đến bây giờ nó trở nên thông dụng. Từ thập niên 1980, vợt làm bằng chất liệu composite, graphite vừa nhẹ, vừa ra lực mạnh thay dần vợt gỗ, thép, hợp kim nhôm khiến lối chơi của các tay vợt bắt buộc phải thay đổi nhiều hơn nữa. Dưới đây là những thay đổi.
Bỏ nhỏ và volley bỏ nhỏ – Các lối chơi trong Tennis (Phần 2)
Khác với những năm 1990, các cú nhảy gần như không xuất hiện trên các sân đấu thì giờ đây với sự phát triển của khoa học kỹ thuật,tennis hiện nay đang chuyển sang các chiến thuật đánh bóng nhanh và cực mạnh. Cú đánh cắt bóng, bỏ nhỏ tinh tế, chính xác trong tennis đang hiếm dần nhưng vì tính hiệu quả của nó nên vẫn đang được các tay vợt chuyên nghiệp áp dụng, như một vũ khí để thay đổi nhịp độ trận đấu, kéo các đối thủ tạt bóng uy lực từ vạch cuối sân ra khỏi vùng đánh bóng ưa thích của họ. Murray, Federer, Nadal, Djokovic, Melzer là các tay vợt bỏ nhỏ khéo.
Squash shot forehand – Các lối chơi trong Tennis (Phần 2)
Đây là cú chém vào phần dưới trái bóng bằng forehand như đánh bóng trong môn squash (môn chơi dùng vợt đánh bóng vào bức tường trước mặt giữa hai người). Ngày trước, các cú lốp bóng được sử dụng để phòng thủ nhưng nếu lốp bóng không đủ sâu thì tay vợt sẽ bị thua điểm bởi cú smash của đối thủ. Bây giờ, các cú squash shot được dùng để phòng thủ, cú này cho bóng đi chìm, khiến đối thủ không thể khinh suất. Nếu đối thủ dứt điểm cú này thì khả năng bóng hỏng khá cao. Vì vậy, phòng thủ bằng cú này giúp tay vợt có thời gian lấy lại tư thế của mình cho cú đánh tiếp theo. Federer, Djokovic chơi cú smash shot rất đẹp.
Cú backhand hai tay – Các lối chơi trong Tennis (Phần 2)
Dù Cliff Drysdale đã sử dụng cú này trước đó nhưng đến giữa thập niên 1970 nó mới bắt đầu phổ biến nhờ sự thành công của Borg, Jimmy Connors và Chris Evert. Với hai tay, các cú đánh backhand trở nên cân bằng và ổn định hơn một tay. 3 tay vợt kể trân đều đánh backhand hay hơn forehand. Ngày nay, tỉ lệ các tay vợt dùng backhand một tay rất thấp, khoảng 15%. Backhand hai tay dễ tập hơn (ví dụ, trẻ em không có sức mạnh cổ tay, cánh tay và vai, do đó rất khó để đánh cú backhand một tay), và phối hợp của một động tác backhand một tay phức tạp hơn.
Cú inside-out-forehand – Các lối chơi trong Tennis (Phần 2)
Kỹ thuật đánh tennis thuận tay chéo sân – Inside out forehand được thực hiện ở tư thế người chơi né trái đánh phải, bóng từ góc bên trái tay sẽ được “đặt” vào góc chéo bên phần sân đối diện, kết cục của nó là một cú ghi điểm trực tiếp, hoặc không cũng mở ra được phần sân rộng lớn mà đối thủ bỏ lại, “dàn xếp” một tư thế thuận lợi cho cú đánh tiếp theo.
Vào những năm 1960, thì đây sẽ là một ý tưởng khá tệ đó. Tại sao không dùng backhand? Tại sao phải di chuyển vất vả để thực hiện cú forehand như vậy? Ngày đó, lối chơi lên lưới là tối thượng, người ta không quan niệm các cú này được dùng để thắng điểm, không ai tin cú này có khả năng giành được điểm
Ngày nay, khi các cây vợt đã nhẹ hơn, các đường bóng đi uy lực hơn thì cú đánh này lại là kỹ năng của mọi tay vợt, Lendl là người đầu tiên sử dụng cú này. Agassi và Sampras sau đó cũng là tay vợt sử dụng nó rất hay.
Recovery slice backhand (Cắt bóng bằng backhand) – Các lối chơi trong Tennis (Phần 2)
Nếu ở các thập niên trước cú đánh này dùng để tấn công và tiếp cận lưới, thì giờ đây cú đánh này lại được các tay vợt sử dụng chủ yếu khi bị đẩy vào thế thủ. Một cú cắt bóng chìm làm đối thủ không còn lựa chọn nào khác là phải đánh bóng chậm, ngắn lại. Ngoài ra, nó còn được sử dụng nhằm thay đổi nhịp độ thi đấu, kéo đối thủ ra khỏi vùng tạt bóng ưa thích của anh ta.
Cú Reverse forehand (forehand đảo ngược) – Các lối chơi trong Tennis (Phần 2)
Nadal đã nâng cú reverse forehand lên một tầm mới. Nadal cầm vợt kiểu Western (số 5) khi đánh cú này, mặt vợt úp khi bắt đầu ra vợt và ở góc 45 độ so với phương ngang khi tiếp xúc bóng, vuốt hoàn toàn vào đầu trái bóng, cho topspin rất nặng, làm bóng nảy dựng lên sau khi tiếp xúc với mặt sân bên kia. Nếu cánh tay không khỏe thì bóng đi khá ngắn nhưng với cơ bắp như của Nadal thì bóng dễ dàng đi về cuối sân bên kia. Những cú giật reverse forehand bằng tay trái này của Nadal là “thuốc độc” đối với những cú backhand một tay của Federer, nhờ vậy Nadal là khắc tinh của Federer.
Các tay vợt đánh backhand một tay, cầm vợt kiểu Eastern backhand (số 1) có thể sử dụng reverse forehand mà không cần xoay cán vợt, vì số 1 tương đồng với số 5, sử dụng một mặt với cho cả cú backhand lẫn forehand.
Passing shot hiện đại – Các lối chơi trong Tennis (Phần 2) – Các lối chơi trong Tennis (Phần 2)
Reverse forehand trở thành yếu tố chính cho các cú passing shot hiện đại. Thời trước, dùng cú flat forehand để thực hiện passing shot gần lưới rất mạo hiểm vì bóng dễ bung ra ngoài, vì thế các tay vợt hay chọn giải pháp lốp qua đầu đối thủ. Sau này, nhờ reverse forehand, bóng được “miết” từ trên xuống, đi rất nặng, đảm bảo cắm sang phần sân bên kia khi tràn lên thực hiện passing shot.
Giao bóng “phần trăm” – Các lối chơi trong Tennis (Phần 2)
Thống kê vào thập niên 1980 cho thấy các tỉ lệ giao bóng 1 thành công của các tay vợt là dưới 60%. Ngày nay, hầu hết các tay vợt đều có tỉ lệ giao bóng 1 thành công trung bình là 70%. Họ buộc phải tập luyện nhiều để nâng tỉ lệ này lên vì các đối thủ của họ đều trả giao bóng rất tốt, và cú giao bóng 2 của họ có thể bị đối thủ tấn công lại bất kỳ lúc nào.
Thể lực và sự di chuyển – Các lối chơi trong Tennis (Phần 2)
Đối với cầu thủ trên sân vợt không chỉ đẩy cuộc chơi về phía trước bằng các cú đánh mà còn đưa chế độ luyện tập và kiêng khem lên tầm mới. Cả Lendl lẫn Navartilova đều là những người rất chú trọng tập thể lực và sức chịu đựng. Lendl thường có thói quen mời các tay vợt trẻ hơn ông như Sampras đến luyện tập với mình. Khi các cuộc chơi nhanh hơn với các cú tạo góc rất sắc thì các tay vợt nhận ra rằng họ phải đuổi theo mọi cú đánh nếu muốn chiến thắng, bằng cách phải di chuyển nhanh hơn, cân bằng, bền bỉ và nhanh hồi phục hơn.
Forehand kiểu cần gạt nước xe hơi – Các lối chơi trong Tennis (Phần 2)
Ngày trước, các cú forehand thường kết thúc với đầu vợt cao, một vài tay vợt đã phát triển thêm bằng cách xoay hông 180 độ khi thực hiện các cú forehand, đầu với trong cú này “xoa” một vòng trước mặt giống như cần gạt nước xe hơi, làm bóng đi nặng và xoáy. Cú đánh mới lạ ở thập niên 1990 này trở nên phổ biến vào những năm 2000.
Kick serve – Các lối chơi trong Tennis (Phần 2)
Cú đánh được hầu hết các tay vợt sử dụng làm cú giao bóng 2 vì nó an toàn. Kỹ thuật này thoạt đầu rất khó tập, đặc biệt là khi tung bóng. Với người thuận tay phải, bóng phải được tung ở đỉnh đầu hoặc về phía sau cơ thể một chút (bên trái). Nhưng khi đã tập được thì tỉ lệ bóng vào sân rất cao, bóng khá xoáy và dựng, khiến đối thủ khó tấn công, cú giao bóng này được ngay.
Swinging volley – Các lối chơi trong Tennis (Phần 2)
Đây là một sự cách tên bắt đầu từ Lendl, Ông có cú topspin forehand rất nặng nhưng cú volley của ông thì bình thường, bởi vậy ông biến đổi các cú volley “truyền thống” sang swing volley, đè bóng từ trên cao. Điểm tiếp xúc bóng trong swinging volley cao hơn volley truyền thống. Cả cơ thể “bay” về phía trước khi mặt vợt tiếp xúc với bóng, hông xoay 180 độ khiến đầu vợt đi như cần gạt nước. Cầm vợt số 3 tiếp xúc bóng gần người hơn cầm vợt số 4 hay số 5. Các tay vợt hiện nay đều giỏi về kỹ năng này.
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THƯƠNG MẠI NUPA
Email: marketing@nupasport.com
Điện thoại: 0986.056.578 – 0931.27.27.06
Facebook: https://www.facebook.com/nupasport/