page-loader

6 sự thật về dây cước Polyester mà ít người biết

Ngày đăng: 20 Tháng Năm,2022

6 sự thật về dây cước Polyester mà ít người biết

6 sự thật về dây cước Polyester mà ít người biết

6 sự thật về dây cước Polyester mà ít người biết

  • Dây Poly dành cho ai? Dây Poly dành cho những người có thể lực tốt, thường xuyên đánh đứt dây
  • Dây Poly =  Tạo xoáy + Điều bóng? Dây Poly căng ở mức trên trung bình ( >24kg) có thể tạo xoáy và điều khiển bóng tốt nhưng nếu tốc độ đầu vợt vào bóng chậm thì hầu như không tạo ra được 2 hiệu ứng này.
  • Thế nào là “Bền”? Dây Poly bền vì khó đứt nhưng mau chùng nhất trong tất cả các loại dây cước Tennis. Trên thực tế, dây Poly là dây phải thường xuyên thay nhiều nhất vì độ căng giảm nhanh.
  • Càng ít dùng càng bền? Dây Poly sẽ tự mất độ căng sau khi căng một thời gian ngay cả khi người chơi không dùng đến.
  • Căng càng cao thì đánh càng tốt hơn? Dây Poly là dây cứng nên nếu căng ở mức căng cao ( >25kg) sẽ có ảnh hưởng không tốt đến cổ tay, vai của người chơi Tennis.
  • Dây Poly = Rẻ và Cứng ? Dây Poly tổng hợp vẫn tạo được cảm giác êm ái khi mặt vợt tiếp xúc với bóng, lâu chùng và giá thành không kém gì dây mềm đa lõi cao cấp.

Không có gì bất ngờ khi cho rằng dây cước poly đang trở nên rất quen thuộc với những người chơi tennis, từ những vận động viên chuyên nghiệp cho tới các tay vợt nhỏ tuổi và cả những người đánh cấp độ  phong trào, giải trí. Với độ phủ sóng rộng của mình, dây cước poly cũng mang tới khá nhiều những câu hỏi xung quanh nó. Sự khác nhau giữa “poly” và “co-poly” là gì? Lực căng bao nhiêu thì ổn? Liệu dây cước poly có phải là sự lựa chọn tốt?

Những câu hỏi dường như còn rất nhiều nữa. Vì vậy Nupa Sport quyết định tìm kiếm câu trả lời từ chính những nhà sản xuất dây cước poly hàng đầu: Ashway, Babolat,…

Điều gì ẩn chứa trong cái tên Poly? – 6 sự thật về dây cước Polyester mà ít người biết

Evan Specht, giám đốc điều hành của Diadem Sports cho biết: “Các chuyên gia về dây cước đều có đồng quan điểm rằng: dây “poly” thường được hiểu chung là một sợi dây lõi đơn (monofilament) được làm từ polyme (hợp chất hình thành từ chuỗi các phân tử) có tên gọi là polyethalene terephthalate (PET) hay còn gọi là “nhựa nhiệt dẻo”. Những hợp chất polyme khác cũng được sử dụng là PTT và PBT.

Chuyên gia Tom Parry, đại diện của hãng dây cước Pacific thì liên hệ câu hỏi về poly hay co-poly tới một câu hỏi khác tương tự: “synthetic gut” là gì. Ông giải thích: “Synthetic gut đơn giản chỉ là một thuật ngữ bán hàng đã được quy định để miêu tả một loại dây cước nylon cao cấp. Về cơ bản, những thuật ngữ như synthetic gut hay poly được dùng để làm tên gọi thay thế cho những chất liệu và cấu tạo của sợi dây cước như nylon hay plastic. Những chất liệu khác nhau tạo nên sự khác biệt về đặc điểm hoạt động của mỗi loại dây cước, đi kèm theo đó là quy trình sản xuất phức tạp hơn”.

Những ưu điểm của dây cước Poly – 6 sự thật về dây cước Polyester mà ít người biết

Cả hai chuyên gia là Parry từ hãng Pacific và Josh Newton từ hãng Babolat đều chỉ ra: mấu chốt để đánh bóng xoáy đó chính là kĩ thuật và kĩ năng của người đánh. “Trước tiên, bạn phải có đủ nền tảng kĩ thuật và có thể tăng tốc đầu vợt đủ nhanh để có thể tận dụng được nhiều hơn khả năng xoáy của dây cước poly hay co-poly”, Newton cho biết.

Sự giao động của sợi dây cước khi tiếp xúc với trái bóng sẽ khác nhau với từng loại dây khác nhau

  • Natural Gut : dây có độ lún cao nhất khi tiếp xúc bóng và ôm bóng nhất trong các loại dây giúp bảo toàn được lực phản lại của quả bóng vì quả bóng hầu như ít bị biến dạng khi tiếp xúc với bề mặt vợt. Lợi ích của loại dây này là hầu hết lực phản lại bóng được bảo toàn. Dây lõi tự nhiên hỗ trợ thêm lực, độ êm và giảm chấn/giảm rung ở mức độ cao nhất
6 sự thật về dây cước Polyester mà ít người biết

6 sự thật về dây cước Polyester mà ít người biết

  • Muli-Fiber : dây có độ lún sâu giúp trợ lực phản lại khi tiếp xúc với bóng. Tuy nhiên, không được tối ưu bằng dây Natural Gut. Bóng bị biến dạng hơn, do đó lực phản hồi bị giảm đi. Lợi ích của loại dây này là lực phản lại bóng tốt. Giảm chấn/giảm rung là ưu điểm chính của loại dây này.
  • Solid Core: thường được gọi là dây lõi nhân tạo ( Synthetic Gut). Dây có lõi đặc, được phủ 1 lớp bọc ngoài, khả năng tạo lực phản lại bóng không nhiều.
6 sự thật về dây cước Polyester mà ít người biết

6 sự thật về dây cước Polyester mà ít người biết

  • Polyester: vì dây có độ lún rất ít và giữ bóng lại trên bề mặt vợt khi tiếp xúc bóng khá lâu nên làm biến dạng bóng và tạo ra nhiều ma sát, giúp điều khiển bóng tốt. Lực phản lại bóng ít và hầu như không có trợ lực. Lợi ích của loại dây này là cảm giác tiếp xúc bóng rõ ràng và ma sát với bóng nhiều giúp tạo xoáy cao. Phù hợp nhất với người chơi có tốc độ vung vợt nhanh.
6 sự thật về dây cước Polyester mà ít người biết

6 sự thật về dây cước Polyester mà ít người biết

Những ai nên dùng dây cước Poly? – 6 sự thật về dây cước Polyester mà ít người biết

Hầu hết các chuyên gia đều đồng ý rằng những sợi dây cước poly hay co-poly là phù hợp nhất cho những người chơi có kỹ năng tốt, có thể tạo ra tốc độ đầu vợt cần thiết để vào bóng rất mạnh. . Tuy vậy, ông Specht lại cho biết: “Tôi nghĩ một loại dây cước co-poly cao cấp có thể phù hợp cho tất cả mọi người. Nếu bạn có một dây co-poly mềm mại mà còn nâng khả năng tạo xoáy thì bạn có vẫn có đủ mọi lợi thế”.

Ông Hines thì nhận xét: “Tôi không dám chắc chắn là bạn sẽ nhận được lợi ích gì nhiều từ dây poly hay co-poly nếu bạn không phải là một người chuyên đánh đứt dây (string-breaker) hay chuyên đánh bóng xoáy (spinner). Đối với những người chơi tennis giải trí, sẽ là khôn ngoan nếu họ thực sự biết cân nhắc giữa các lựa chọn khác nhau, vì chắc chắn sẽ có những hạn chế khi sử dụng dây cước poly hay co-poly – đặc biệt là đối với những đối tượng người chơi dễ gặp chấn thương hoặc người cần nhiều trợ lực và độ sâu cho các cú đánh của mình”

Xem thêm những tin tức khác tại đây

 

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THƯƠNG MẠI NUPA

Email: marketing@nupasport.com

Điện thoại: 0986.056.578 – 0931.27.27.06

Facebook: https://www.facebook.com/nupasport