page-loader

Những chấn thương thường gặp khi chơi Tennis 2022

Ngày đăng: 9 Tháng Tư,2022

Những chấn thương thường gặp khi chơi Tennis 2022

Như mọi người cũng đã biết rằng Tennis là môn thể thao đòi hỏi sự phối hợp của tay, chân, mắt và toàn thân để chạy, giữ vị trí, xoay người và thực hiện những cú đánh kỹ thuật. Những yếu tố trên có thể ảnh hưởng ít nhiều đến những bộ phận trên cơ thể của bạn. Vậy nên các bài tập về độ bền, sự linh hoạt và điều hòa cơ bắp là rất quan trọng để ngăn ngừa chấn thương.

Những chấn thương Tennis có thể xảy ra một cách bất ngờ ( ví dụ như chấn thương do té ngã, chấn thương do di chuyển sai cách,..) và những người tham gia chơi Tennis nên hiểu cơ bản về sơ cứu. Đừng lo lắng, vì nếu được điều trị kịp thời, kỹ thuật thích hợp, chế độ y tế điều trị tốt thì những chấn thương có thể được giảm thiểu.

Một số chấn thương liên quan đến bộ môn Tennis

Tổn thương vùng khuỷu tay

Những chấn thương thường gặp khi chơi Tennis 2022

Những chấn thương thường gặp khi chơi Tennis 2022

Các bạn thường cảm thấy đau nhiều ở vùng khuỷu tay vị trí lồi cầu ngoài, có thể cảm nhận được sự căng cơ dọc theo các nhóm cơ cánh tay. Nguyên nhân của chấn thương này là do co rút mạnh đột ngột hoặc áp lực căng quá nhiều dẫn đến tổn thương tại điểm bám gân của nhóm cơ đó

Tổn thương tại vị trí xung quanh lồi cầu trong và ngoài cổ tay

Tổn thương tại vị trí xung quanh lồi cầu trong và ngoài cổ tay

Tổn thương tại vị trí xung quanh lồi cầu trong và ngoài cổ tay

Cơn đau có thể xuất hiện ở tại mé trong và ngoài của cổ tay và diễn ra khi thực hiện động tác xoay, vặn cổ tay. Nguyên nhân chính là do hệ thống điểm bám gân tại vị trí các mỏm tram quay và trụ bị tổn thương bởi căng giãn quá đột ngột hoặc quá tầm vận động, nó có thể đến từ kích thước tay cầm vợt quá lớn so với vòng tay.

Tổn thương tại vị trí mỏm vai, xung quanh khớp cùng của vai đòn

Tổn thương tại vị trí mỏm vai, xung quanh khớp cùng của vai đòn

Tổn thương tại vị trí mỏm vai, xung quanh khớp cùng của vai đòn

Người chơi gặp phải chấn thương này thường cảm thấy đau chói đột ngột ở vị trí mỏm cùng vai, đau có thể cố định tại một vị trí thường là mặt trước của vai hoặc phía trên cùng của vai, đôi khi sẽ cảm thấy khó chịu sau bả vai. Nguyên nhân dẫn đến chấn thương này có thể đến từ tổn thương hệ thống dây chằng, tổn thương các điểm bám gân, thường xảy ra do các tác động vung vợt hay xoải vai ra để cứu bóng,…

Lật sơ mi cổ chân, bong gân cổ chân

Lật sơ mi cổ chân, bong gân cổ chân

Lật sơ mi cổ chân, bong gân cổ chân

Nguyên nhân chính là do tiếp đất sai tư thế khi cứu bóng hoặc do những động tác di chuyển nhanh khiến người chơi bước hụt chân. Một trong những yếu tố cũng gây nên chấn thương này đó chính là do mặt sân trơn trượt.

Tổn thương phần mềm xung quanh khớp gối

Tổn thương phần mềm xung quanh khớp gối

Tổn thương phần mềm xung quanh khớp gối

Nguyên nhân có thể do những tư thế di chuyển nhanh làm cho đầu gối không trụ thẳng, lệch trục gây ảnh hưởng đến các tổ chức phầm mềm xung quanh, cũng có thể so va đập trực tiếp gối xuống mặt sân sau ngã, những động tác căng nhiều cơ đùi quá mạnh cũng có thể dẫn tới trường hợp đau gối này.

Cách xử lý nhanh khi bị chấn thương trong Tennis

Với các chấn thương này thì xử lý các bước tương đối giống nhau. Tuân theo nguyên tắc RICE, nó là viết tắt của 4 từ Rest, Ice, Compression, Elevation, nghĩa là dừng chơi, chườm lạnh, băng ép và gác cao. Cụ thể như sau :

  • Bước 1 :
    • Ngay khi gặp phải chấn thương thì ngay lập tức phải dừng việc chơi Tennis lại.
    • Mục đích là để chấn thương không nặng thêm, tiết kiệm năng lượng để hồi phục tổn thương
    • Trong quá trình chơi Tennis, tôi cũng đã gặp rất nhiều trường hợp do chủ quan không dừng chơi khi bị chấn thương mà dẫn đến tổn thương rất nặng, không thể tiếp tục chơi tiếp nữa. Đây là một điều đáng tiếc và chắc hẳn các bạn chơi Tennis nói riêng và thể thao nói chung không ai muốn cả
  • Bước 2 : Chườm đá
    • Mục đích là để giảm sưng nề, giảm viêm và giảm đau tại chỗ
    • Cách thực hiện như sau : sử dụng túi nước đá hoặc gel đá lạnh y tế chuyên dụng chườm vào vị trí bị chấn thương trong 15 phút/lần, có thể thực hiện lại điều này sau 2-3h, 2-4 lần/ngày.
    • Lưu ý : không đặt trực tiếp viên đá lên trên bề mặt da vì có thể gây bỏng lạnh.
    • Không chườm lên bề mặt vết thương hở, vùng da không nguyên vẹn, trầy xước ( tăng nguy cơ nhiễm trùng)
  • Bước 3 : Băng ép
    • Mục đích : giảm sưng nề, bầm tí, cố định chấn thương
    • Cách thực hiên như sau : sử dụng băng chun y tế hoặc băng chấn thương có tính đàn hồi.
    • Lưu ý : việc băng ép có thể thực hiện cùng lúc với chườm lạnh
    • Không băng quá chặt tránh gây ứ trệ tuần hoàn
  • Bước 4 : Gác chân cao
    • Mục đích là giảm sưng nề, hạn chế ứ đọng tuần hoàn
    • Cách thực hiện như sau : để vị trí tổn thương lên vị trí cao
    • Nguyên tắc RICE được áp dụng tốt và hiệu quả nhất trong 48h đầu, sau 48h nếu các triệu chứng không được cải thiện các bạn nên thăm khám tại các cơ sở khám chữa bệnh uy tín để được chẩn đoán cũng như đưa ra các phương pháp điều trị cụ thể và đặc hiệu hơn.

Xem thêm những tin tức khác tại đây

 

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THƯƠNG MẠI NUPA

Email: marketing@nupasport.com

Điện thoại: 0986.056.578 – 0931.27.27.06

Facebook: https://www.facebook.com/nupasport